Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng

Trẻ mấy tháng tuổi được ăn tôm? Khi cho bé ăn tôm mẹ cần lưu ý điều gì?

Tôm là loại thực phẩm chúng ta dùng thường ngày. Trong tôm có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy vậy, rất nhiều các mẹ thắc mắc trẻ mấy tháng tuổi được ăn tôm thì an toàn cho bé?. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi trả tìm câu trả lời này nhé!

Ăn tôm có tốt cho bé không?

Tôm là loài hải sản rất giàu canxi, chứa nhiều protein gấp nhiều lần so với các loại thịt gia cầm. Tôm sau khi được chế biến còn chứa rất nhiều các dưỡng chất khác giúp tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ.

Cho trẻ ăn tôm liệu có thực sự tốt như lời đồn?

Một số các chất dưỡng chất quan trọng đặc biệt tốt cho trẻ có có chứa trong tôm gồm:

  • Canxi: Tôm một trong những thực phẩm cung cấp nguồn canxi tự nhiên dồi dào nhất. Canxi là một khoáng chất giúp cho bé phát triển hệ xương, răng chắc khỏe cũng như phòng chống và ngăn ngừa các bệnh về còi xương, suy dinh dưỡng,…
  • Protein: Có thể các mẹ chưa biết, theo nghiên cứu gần đây nhất 100 gram tôm tươi có chứa 18,4 gram protein. Không những vậy, protein có chứa trong tôm là protein tinh khiết rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Các vitamin: Trong tôm có chứa vitamin A và D, đây là những vi chất quan trọng để bé phát triển cơ xương, tăng cường hệ tiêu hóa, hỗ trợ chức năng của đường ruột. Ngoài ra, khi ăn tôm còn giúp bé bổ sung vitamin B12 giúp cho cơ thể bé dễ dàng chuyển hóa, tổng hợp năng lượng bên trong cơ thể.
  • Chất selen: Selen là hoạt chất giúp giảm viêm nhiễm và phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tôm cũng là một một trong loại thực phẩm có chứa nhiều selen, không những thế các nghiên cứu gần đây đã chứng mình selen còn giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư ở trẻ nhỏ.
  • Dha: Trong tôm có chứa rất nhiều omega – 3 đây là tiền thân quan trọng DHA. DHA có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cường phát triển thính lực, thị lực cho trẻ. 

Trong tôm có chứa rất nhiều các chất cần thiết cho bé. Tuy vậy, việc cho trẻ ăn tôm cũng cần thực hiện cẩn trọng và phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Trẻ mấy tháng ăn được tôm?

Thông thường, bắt đầu từ tháng thứ 6 bé có thể bắt đầu ăn dặm thêm một số thực phẩm khác ngoài sữa như bột, cháo nấu với rau củ quả,…Các loại hải sản nói chung cũng như tôm nói riêng thường chứa rất nhiều đạm vì vậy cũng dễ gây dị ứng cho trẻ.

Thời điểm phù hợp cho bé ăn tôm?

Ăn tôm vào tháng thứ mấy thì an toàn cho hệ tiêu hóa của bé?

Vậy “trẻ mấy tháng được ăn tôm?”. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra cho cha mẹ lời khuyên là nên cho bé ăn tôm từ tháng thứ 7 trở đi:

  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi
  • Trẻ từ 4 tuổi trở nên

Lượng tôm thích hợp tùy theo độ tuổi của bé là bao nhiêu?

Nhưng khi bắt đầu cho bé ăn tôm, các mẹ cần lưu ý đến định lượng tôm khi cho bé ăn. Việc này sẽ giúp cho bé dần dần thích nghi theo thời gian. Tùy theo tháng tuổi, các mẹ có thể có bé ăn định lượng tôm khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi mỗi bữa từ 20 đến 30 gram tôm đã lột vỏ. Có thể nấu tôm với bột, cháo được xay nhuyễn. Mỗi ngày ăn một bữa và chỉ nên ăn 3 đến 4 bữa một tuần. 
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi mỗi bữa nên cho bé ăn từ 30 đến 40 gram tôm nấu cùng bún, cháo, mì cùng các loại rau xanh.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở nên, ở độ tuổi này trẻ có thể ăn được 50 đến 60 gram tôm có thể nấu đa dạng các món như chiên, xào, hấp,…

Trước khi cho bé ăn tôm, các mẹ cần đặc biệt lưu ý về tiền sử cũng như di truyền về dị ứng thực phẩm, tình trạng sức khỏe của bé nhà mình.

Khi ăn cho bé ăn tôm mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi cho bé ăn tôm, các mẹ cần chế biến tôm đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho bé. Dưới đây là một trong những bí kíp giúp các mẹ dễ dàng chế biến tôm cực dễ dàng.

Cách chọn tôm tươi 

Hãy chọn những con tôm tươi để giữ được nguyên chất dinh dưỡng các mẹ nhé

Để chọn được những con tôm tươi ở ngoài chợ các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Phần thân và đầu tôm: Phần thân và đầu tôm phải còn nguyên vẹn và gắn chặt với nhau. Tôm tươi phần thân sẽ hơi cong, ấn vào phần thân thịt rắn chắc. Vỏ tôm trơn bóng, tránh mua những con tôm chuyển sang màu đen vì chúng đã có dấu hiệu bị hỏng.
  • Phần đuôi tôm: Để nhận biết được tôm tươi ta cần quan sát kỹ phần đầu tôm, khớp tôm càng hẹp tôm càng tươi. Ngoài ra có thể thể kiểm tra độ dính của ngón tay sau khi cầm tôm, nếu có cảm giác đầu ngón tay dính nhớt thì không nên mua các mẹ nhé.
  • Hình dáng tôm: Những con tôm tươi thông thường sẽ có hình dáng hơi cong. Khi cầm lên tay cảm giác rất đanh, cứng.

Cách sơ chế tôm cho bé ăn đúng cách

Để sơ chế tôm một cách hợp vệ sinh cho bé, các mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Rửa tôm: Trước khi chế biến, các mẹ cần rửa sạch tôm bằng nước lạnh ít nhất 2 lần. Để loại bỏ các bụi bẩn, tạp chất bên ngoài về mặt tôm.
  • Bỏ vỏ, đầu tôm: Tôm sau khi đã rửa để ráo, các mẹ bóc sạch lớp vỏ bên ngoài. Bỏ đầu tôm tránh việc bé nuốt vào bị hóc khi ăn.
  • Tách ruột tôm: Hay còn gọi chỉ lưng tôm, các mẹ dùng dao cắt một đường dọc sống lưng tôm. Loại bỏ phần ruột đen gây đắng. 
  • Sử dụng tôm trong thời gian ngắn: Sau khi sơ chế tôm mẹ nên chế biến ngay. Tránh cho tôm bị ôi thiu và mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có.

Khi biến tôm cho bé cần phải đảm bảo nguyên tắc nấu chín tôm hoàn toàn. Dấu hiệu nhận biết tôm đã chín là màu tôm chuyển từ màu xám sang màu cam.

Cách bảo quản tôm cho bé đúng cách

Trong trường hợp các mẹ không dùng hết tôm phải bảo quan tôm trong tủ lạnh. Thì nên lưu ý bảo quản tôm trong nhiệt độ thấp để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Đặt tôm cần bảo quản trong hộp kín khí để đảm bảo tôm không bị nhiễm mùi thực phẩm khác.

Trường hợp các mẹ không mua được tôm tươi sống ở ngoài chợ. Có thể mua tôm đông lạnh ở siêu thị. Tuy nhiên, khi dùng loại tôm đông lạnh nên sơ chế càng sớm càng sớm càng tốt. Tránh để trữ đông thêm một lần nữa trong tủ lạnh. Vì tôm lúc này sẽ mất đi hương vị. Cũng như giữ độ dai mềm, chất dinh dưỡng so với tôm tươi sống.

Đọc bài trên, các mẹ cũng biết tôm là loại thực phẩm lành mạnh cực nhiều vi chất có lợi. Mẹ có thể cho bé ăn tôm từ tháng thứ 7 trở đi. Tùy theo định lượng và sự phát triển cá nhân của mỗi trẻ.

banh-an-dam-cho-be
Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng

Tổng hợp các loại bánh gạo ăn dặm cho bé tốt nhất 2023

  • Tháng bảy 24, 2023
Bánh gạo ăn dặm cho bé được coi là sản phẩm bổ sung tốt các chất dinh dưỡng cũng như
chao-hat-oc-cho
Dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng

Các loại hạt nấu cháo cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng

  • Tháng bảy 24, 2023
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé có thể