Xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Nếu không biết xây dựng thực đơn ra sao mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm dành riêng cho các bé từ 6 đến 7 tháng tuổi dưới đây.
Các mẹ lên dùng thực phẩm nào để lên thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm?
Ở giai đoạn đầu bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hoá của bé còn chưa phát triển toàn diện nên mẹ cần thực sự lưu ý về những thực phẩm bé có thể ăn được. Nếu chưa có kinh nghiệm thì các mẹ có thể tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo tư vấn của các chuyên gia, bác sĩ để cân nhắc xem nên cho bé ăn những gì.
Thực đơn ăn dặm cho bé được xây trên các nhóm thực phẩm thiết yếu
Các loại thực phẩm mẹ lên dùng cho bé bao gồm:
- Các loại rau củ: Có rất nhiều các loại rau mẹ có thể nấu cho bé ăn dặm có thể kể đến như: mồng tơi, cà rốt, khoai tây, súp lơ, bí ngô, măng tây, cải bắp, rau cải, rau dền, rau muống,…Mẹ cũng nên cho bé ăn cả những rau có vị đắng để cho bé nhận biết và quen được cả những vị đó.
- Trái cây: Mẹ có thể dùng trái cây ép lấy nước uống hoặc xay mịn cho bé ăn để bổ sung vitamin. Một số loại trái cây giàu dưỡng chất có thể kể đến như: bơ, chuối, đu đủ, dưa gang, xoài, lê, dâu tây, việt quất,…
- Những thực phẩm giàu tinh bột: Mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc trộn cùng sữa công thức hay sữa bò đã được tiệt trùng để kích thích bé yêu ăn.
- Những thực phẩm giàu chất đạm: Khi bé được 6 tháng tuổi trở đi thì trong thực đơn ăn dặm của bé nhóm thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, phô mai và các loại đậu.
- Những thực phẩm cung cấp chất béo như gạo, đậu xanh, đậu đen, hạt vừng,..
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm dành riêng cho các bé từ 6 đến 7 tháng tuổi
Ở giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi bé vẫn bú mẹ là chính nên mẹ chỉ cần cho bé ăn thêm 1 bữa ăn dặm là bột loãng hay cháo mịn hoặc những thức ăn đã nghiền nhuyễn. Tuy nhiên các mẹ có thể cho bé ăn dặm 2 bữa một ngày nhưng cần đảm bảo lượng thức ăn của bé có thể ăn. Thông thường ở giai đoạn này bé có thể ăn lượng thức ăn từ 100 đến 200ml.
Gợi ý thực đơn ăn dặm của bé từ 6 đến 7 tháng tuổi
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm theo tuần các mẹ có thể tham khảo:
Thứ 2: Cháo bí đỏ
Thứ 3: Cháo rau ngót
Thứ 4: Cháo khoai lang, rau cải
Thứ 5: Cháo thịt, khoai tây
Thứ 6: Cháo cải xoăn, nước hoa quả ép
Thứ 7: Cháo tôm bông cải
Chủ nhật: Cháo yến mạch
6 lưu ý mẹ cần biết khi lên thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm
Thời điểm “vàng” cho bé bắt đầu ăn dặm?
Khi bé được 6 tháng tuổi là thời điểm để bé có bé có thể bắt đầu ăn dặm. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì thời điểm này dạ dày của bé đã bắt đầu có thể tiêu hoá được thêm thức ăn ngoài sữa. Tuy nhiên cũng có trường hợp có những bé ăn dặm sớm hơn vì mẹ thiếu sữa hay bé có dấu hiệu muốn ăn dặm. Bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi không phải là không tốt nhưng nếu mẹ duy trì cho bé bé sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là tuyệt nhất. Bởi sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp những dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ.
Nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn
Mặc dù bé có thể bắt đầu tiêu hoá được thức ăn khác ngoài ngoài sữa nhưng hệ tiêu hoá của bé còn rất non nớt nên mẹ cần nấu chín thật kỹ cũng như nghiền thật nhỏ thức ăn khi cho ăn dặm. Nếu thức ăn chưa chín sẽ khiến bé bị khó chịu, tiêu chảy, phân sống,..Còn nếu đồ ăn lớn thì bé có thể bị hóc vì giai đoạn này bé chưa có răng hàm để nhai, nghiền nhỏ đồ ăn.
Phối hợp các nhóm thức ăn để bé đủ dinh dưỡng
Mẹ nên tham khảo khảo tháp dinh dưỡng ăn dặm trước khi lên thực đơn cho bé nhé!
Bên cạnh đó mẹ cũng cần phối kết hợp nhiều nhóm thức ăn khác nhau để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng như đa dạng thực đơn cho bé yêu. Bón dưỡng chất cần thiết mà mẹ cần đặc biệt lưu ý là tinh bột, chất đạm, vitamin và chất béo.
Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu. Hãy tuân thủ nguyên tắc “ ăn chín, uống sôi” khi chế biến món ăn cho bé. Những thực phẩm dùng cho bé yêu cũng cần được lấy tại những nơi có nguồn gốc rõ ràng, là thực phẩm sạch, tươi ngon.
Cho trẻ ăn dặm đúng giờ
Ăn đúng giờ trong quá trình ăn dặm là vô cùng cần thiết để dạ dày bé có thời gian làm quen và tiêu hoá thức ăn. Tránh quá tải cho dạ dày khi cho bé ăn quá nhiều cùng một lúc. Bé mới bắt đầu ăn dặm có thể cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa/ ngày hoặc có thể chia nhỏ thành 6 bữa nhưng với lượng ít. Và đặc biệt chú ý mỗi bữa nên cách nhau ít nhất 2 giờ.
Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn dặm
Mẹ có thể tạo hứng thú cho bé bằng cách sử dụng bát, chén, thìa ngộ nghĩnh và bằng màu sắc yêu thích của bé. Cho bé ăn trong không gian thoáng mát và hạn chế những nơi ồn ào quá mức.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ khi xây dựng thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm. Áp dụng những gợi ý trên sẽ giúp mẹ và bé thành công đi qua khoảng thời gian ăn dặm ở giai đoạn 6 đến 7 tháng tuổi 1 cách nhẹ nhàng.