Trong giai đoạn này, lịch ăn của bé 9 tháng tuổi cần được xây dựng một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Tuy nhiên để xây dựng một lịch ăn khoa học thì không phải ba mẹ nào cũng nắm rõ. Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để có kiến thức về xây dựng thời gian biểu ăn uống tốt nhất cho bé.
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi như thế nào?
Đầu tiên, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ xem nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi cần những gì để đáp ứng đầy đủ.
Về các bữa ăn trong ngày: Mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc 3 lần 1 ngày cộng với sữa mẹ hoặc sữa công thức trong khoảng 24 giờ. Mẹ có thể tích trữ đồ ăn để bé có thể tiện lợi ăn uống mỗi khi có dấu hiệu đói. Khi uống nước mẹ nên cho bé dùng ống hút để bé không bị sặc.
Ở giai đoạn này mẹ chú ý cung cấp thực phẩm bổ sung protein cho bé như: như cá, trứng, sữa… lượng protein rơi vào khoảng 1,4mg/ kg/ ngày. Nhu cầu vitamin một số loại cần thiết như Vitamin D (200 – 400 IU); Vitamin B1 (0,3 mg); Vitamin B2 (0,4 mg) Vitamin B3 (4,0 mg), Vitamin C (30,0 mg).
Bé 9 tháng tuổi có nhu cầu ngủ khoảng 14 giờ ngủ trong một ngày – bao gồm giấc ngủ dài ban đêm và các giấc ngủ ngắn trong ngày.
Khi bé thức dậy sẽ là hoạt động vui chơi, mẹ tận dụng thời gian này để hình thành các kỹ năng mới và tương tác với mọi người xung quanh.
Lịch ăn của bé 9 tháng tuổi khoa học và chi tiết nhất
Với bé 9 tháng tuổi bú sữa mẹ
Dưới đây là lịch trình gợi ý, mẹ có thể căn cứ vào đây để xây dựng lịch trình ăn uống với thời gian ngủ nghỉ phù hợp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé.
Trẻ 9 tháng tuổi vẫn có còn được bú sữa mẹ. Lịch ăn dặm được xây dựng chủ yếu dựa trên nhu cầu của bé:
- 7h20: Bé thức dậy, mẹ cho bú 1 cữ sữa (từ 150 -200 ml)
- 8h20: Mẹ cho bé ăn bữa ăn dặm kèm tráng miệng (hoa quả cắt nhỏ, sữa chua,…)
- Từ 9h50 – 10h20: cho bé bú mẹ và ngủ (ít nhất 1 tiếng)
- 11h20: Bé dậy cho bé ăn trưa (ăn dặm bữa 2)
- 12h30: Bú mẹ và ngủ trưa (ít nhất là 1 tiếng)
- 15h00: Bé thức dậy, mẹ cho bé ăn đồ ăn nhẹ (váng sữa, đồ ăn vặt,…)
- 17h10: Bé ăn dặm (bữa 3)
- 18h00: Mẹ vệ sinh cá nhân cho bé,
- 17h00: Mẹ chơi đùa cùng bé
- 20h30: Cho bé bú thêm 1 cữ sữa
- 21h30: Ru bé ngủ
Với bé 9 tháng tuổi uống sữa công thức
Tương tự như trên nhưng bé có nguồn bổ sung chính là sữa công thức, mẹ có thể tham khảo theo những gợi ý sau:
- Từ 6h30 đến 7h: Bé thức dậy mẹ cho bé uống khoảng 150 – 220ml sữa công thức.
- Đến nửa buổi khoảng 8h30- 9h00 Cho bé ăn sáng (bữa dặm thứ nhất)
- 11h00: Cho con ngủ một giấc ngắn khoảng 1 tiếng.
- 12h00: Cho bé bữa ăn dặm thứ 2 buổi trưa trong ngày.
- 13h00: Cho con ngủ trưa khoảng tầm 1 tiếng rưỡi, 3 tiếng
- Khi con dậy khoảng 15h00: Mẹ cho con uống sữa, hoặc ăn hoa quả, nước trái cây.
- Đến 17h00: Cho bé ăn dặm (bữa thứ 3) trong ngày
- 19h00: Bé ăn xong mẹ cho bé tự chơi, tắm rửa vệ sinh cho con
- 21h00: Cho con uống sữa công thức sau đó đi ngủ.
Tại sao cần có lịch ăn uống chi tiết cho bé
Khi mẹ cho bé tuân thủ lịch trình ăn uống sẽ giúp bé có thói quen ăn uống tốt, lượng thức ăn được đưa vào cơ thể ổn định giúp bé tiêu hoá dễ dàng. Bé sẽ tránh được tình trạng đói, hoặc quá tải thức ăn, rối loạn tiêu hoá.
Với mỗi bé sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau, mẹ không nên quá cứng nhắc, nên để các bữa ăn dặm cách nhau từ 4 đến 6 tiếng là được.
Nguyên tắc xây dựng lịch trình ăn uống cho bé 9 tháng tuổi
Để xây dựng lịch ăn của bé 9 tháng tuổi mẹ cần dựa trên những nguyên tắc sau:
Cho bé ăn uống đúng giờ: Khi có lịch trình ăn dặm mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đúng giờ. Điều này tạo thói quen tốt cho bé, tạo cảm giác ăn ngon cho bé, giảm thiểu tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Mẹ cần xác định được thời gian tiêu hóa thức ăn của con:
Thời gian để bé tiêu hóa 150 – 200ml sữa mẹ là 1 đến 2 tiếng
- Tiêu hóa 150 – 200ml sữa công thức tối thiểu là 2 đến 3 tiếng
- Với cháo loãng và nước hoa quả con cần ít nhất 3 đến 4 tiếng
- Cháo, bột sệt con cần 4 đến 5 tiếng để tiêu hóa
- Thức ăn có nhiều dầu mỡ là khoảng 5 – 6 tiếng
- Vậy nên khoảng cách giữa các bữa phụ mẹ nên để cách nhau ít nhất là 2 tiếng, các bữa chính cần cách nhau ít nhất là 4 tiếng để đảm bảo thời gian cho bé tiêu hóa thức ăn tối ưu nhất.
Qua những thông tin trên đây mẹ đã nắm được lịch ăn của bé 9 tháng tuổi. Vậy mẹ có thể căn cứ vào những gợi ý trên để xây dựng lịch trình ăn uống khoa học, giúp bé phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần nhé.
Có thể bạn quan tâm: