Dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi

Chuyên gia giải đáp: Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?

làm sao để bé hứng thú ăn dặm 4

Ăn dặm là thời kỳ bé bắt đầu giảm dần lượng sữa mẹ và tập làm quen với thức ăn rắn, giúp bé phát triển toàn diện. Nhưng việc này cũng không phải là điều dễ dàng vì nhiều bé không muốn ăn dặm mà chỉ uống sữa. Vậy làm sao để bé hứng thú ăn dặm? Ba mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất bé ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi. Vì bắt đầu từ khoảng thời gian này, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này và đảm bảo sự phát triển của trẻ. Sáu tháng thường là thời gian bắt đầu cần các chất dinh dưỡng bổ sung không có trong sữa, chẳng hạn như sắt và kẽm. Một lượng nhỏ thức ăn rắn có thể cung cấp những chất dinh dưỡng này.

lam sao cho be hung thu an dam 1
Thời điểm thích hợp nhất bé ăn dặm là khi bé 6 tháng tuổi

Ăn dặm đúng với thời điểm sẽ khiến trẻ có hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Nếu bé hợp tác ăn ngoan ngay từ những ngày đầu thì thời gian sau cũng vậy. Tuy nhiên với những bé bất hợp tác, làm sao để bé hứng thú ăn dặm?

Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm như bé chưa sẵn sàng tiếp nhận những món ăn mới, mẹ chưa biết cách nấu ăn các món ăn dặm, chưa đa dạng đồ ăn dặm hay giờ giấc ăn dặm chưa khoa học. Vậy làm sao để bé hứng thú ăn dặm, ba mẹ hãy áp dụng các cách dưới đây cho bé nhà mình nhé.

Nấu từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn

Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng những thìa bột loãng trong từ 2 – 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên. Kế tiếp, khi trẻ đã ăn thành thạo bột đặc, mẹ có thể chuyển sang cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thức ăn như người lớn. Có thể thêm gia vị bột ngọt là gia vị có vị thân thiện với bé nên được dùng cho các bữa ăn dặm đầu tiên nhằm giúp bé ăn nhiều hơn.

Nấu từ ít đến nhiều, đầy đủ dinh dưỡng

Trước 1 tuổi, sữa mẹ và sữa công thức là nguồn thức ăn chính cho bé, không phải là ăn dặm. Chính vì thế, mẹ không nên bắt bé ăn dặm quá nhiều ngay trong lần đầu tiên. Mẹ có thể kiên nhẫn tập cho bé ăn từ 1 – 3 muỗng, tăng dần ⅓ bát, rồi tăng lên nửa bát, ⅔ bát, rồi hết bát, giúp bé không sợ ăn hay chán ăn. Sau đó, mẹ có thể tăng số lượng và cữ ăn bột trong ngày lên theo nhu cầu của bé.

làm sao để bé hứng thú ăn dặm 2
Món ăn dặm của bé phải đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất

Theo nhiều nghiên cứu dinh dưỡng, món ăn dặm của bé phải đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất, vitamin nhưng không phải lúc nào cho bé ăn càng nhiều thì bé sẽ hấp thụ hết. Nếu món ăn dặm của bé dư protein, glucid,… dễ gây cho bé các bệnh rối loạn đường ruột, tiêu chảy, đầy bụng,… tình trạng này làm bé không chịu ăn dặm. Vì thế, các mẹ cần lưu ý điều chỉnh độ dinh dưỡng cho các món ăn dặm của bé phải đầy đủ chất, không quá thừa chất hay thiếu chất.

Tạo màu sắc đa dạng cho món ăn dặm

Một phương pháp làm sao để bé hứng thú ăn dặm chính là tạo các màu sắc đa dạng trang trí bắt mắt cho món ăn dặm gây kích thích cho bé tò mò hơn, muốn khám phá hơn thế giới quan màu sắc các loại đồ ăn mang lại, như vậy bé sẽ tự giác ăn, tránh tình trạng bé không chịu ăn dặm.

Cho bé uống sữa với lượng giới hạn (khoảng 500ml/ngày)

Các mẹ cần chú ý khi dùng sữa bột cho bé, bởi trong sữa chứa khá nhiều calories. Nếu cho bé uống sữa sẽ khiến bé không chịu ăn dặm do quá no.

Mẹ nên cho bé ăn nhẹ bằng ⅓ bữa chính mỗi ngày nhằm giúp bé chắc chắn rằng vào bữa ăn của mình bé sẽ có một cái bụng đói để thưởng thức bữa ăn một cách ngon miệng hơn. Mẹ có thể dựa vào tình trạng ăn vặt của bé mà điều chỉnh lại các bữa ăn nhẹ cho hợp lý.

Thay đổi khẩu vị cho bé

Mẹ nên thường xuyên thay đổi các món ăn dặm cho bé và tìm hiểu xem khẩu vị mà bé thích nhất để bé cảm nhận được nhiều hương vị khác nhau cũng như bổ sung cho bé đầy đủ các chất cần thiết giúp cơ thế phát triển đầy đủ. Mặc dù cần giới thiệu đa dạng món ăn, tuy nhiên khi mới bắt đầu, mỗi lần mẹ chỉ nên giới thiệu 1 món, tập cho bé quen từ từ vài ngày mới chuyển sang món mới. Món nào bé không thích thì có thể tạm ngưng, đợi vài ngày sau mới cho bé tập làm quen trở lại. Như vậy giải quyết được việc làm sao để bé hứng thú ăn dặm.

Cho bé ăn dặm trong một thời gian nhất định

Nếu mẹ cố kéo dài thời gian ăn dặm của bé thì có khả năng bé sẽ cảm thấy khó chịu trong các bữa ăn và có ấn tượng xấu khi đến bữa. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giúp bé ăn tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé mặc dù vitamin không cần thiết nhưng có thể giúp mẹ an tâm khi bé biếng ăn, chán ăn mà vẫn được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết.

làm sao để bé hứng thú ăn dặm 3
Mẹ có thể bổ sung vitamin để bé không biếng ăn

Để bé tự ăn dặm nếu có thể

Ba mẹ thường có một tính cách nuông chiều bé khi thấy bé biếng ăn. Trong giai đoạn ăn dặm, bé (thường từ 1 – 1,5 tuổi) đã có khả năng tự ăn. Do đó, bố mẹ nên động viên bé tự ăn dặm, hạn chế làm giúp bé.

Bài viết chia sẻ trên đây, đã giúp ba mẹ có được đáp án chi tiết cho câu hỏi “Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?”. Mẹ cần lưu ý rằng, thời điểm bắt đầu tập ăn dặm giữa các bé có thể khác biệt. Đồng thời, không có phương pháp ăn dặm nào là hoàn hảo. Vì thế, mẹ hãy luôn quan sát để lựa chọn thời điểm và phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với con nhé.

gia-vi-rac-com-rong-bien-alvins
Dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi

TOP 5 loại gia vị rắc cơm cho bé tốt nhất năm 2023

  • Tháng tám 4, 2023
Gia vị rắc cơm cho bé được coi là chân ái dành cho các mẹ có con biếng ăn, lười
Siro cho bé ngủ ngon
Dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi

Top 6 loại siro cho bé ngủ ngon giấc, hiệu quả nhất hiện nay

Siro cho bé ngủ ngon là một sản phẩm bổ sung vitamin cho trẻ để giảm tình trạng bé quấy