Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi nào bổ sung kẽm cho bé? Liều lượng bổ sung kẽm bao nhiêu cho bé theo từng giai đoạn là hợp lý? Hẳn là câu hỏi chung của rất nhiều bậc cha mẹ. Để giải đáp toàn bộ thắc mắc mắc liên quan đến việc bổ sung kẽm cho bé, các bậc phụ huynh hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Vai trò của kẽm trong sự phát triển của trẻ
Theo các chuyên gia, kẽm được coi như là hoạt chất “át chủ bài” tham gia vào chức năng của hơn 300 enzyme và là yếu tố nhân bản tế bào quan trọng. Trước khi tìm hiểu khi nào bổ sung kẽm cho bé cần nắm rõ được kẽm có vai trò quan trọng như thế nào đối với trẻ nhỏ, cụ thể kẽm:
- Tổng hợp protein (xây dựng Collagen).
- Phản ứng enzyme (vị và mùi).
- Tăng trưởng và phát triển (chức năng nhận thức).
- Tái tạo da (sửa chữa vết thương).
- Tổng hợp DNA (phân chia tế bào bình thường).
- Biểu hiện gen (khả năng thích ứng của tế bào với môi trường hiện tại).
- Kẽm tham gia vào quá trình điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ gây ra tình trạng rối loạn tập tính.
- Kẽm hỗ trợ vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm sẽ khiến quá trình này bị gián đoạn, khiến con người dễ nảy sinh cáu gắt.
- Kẽm giúp tổng hợp và bài tiết các hormone tăng trưởng, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Thiếu kẽm sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, nguy cơ trẻ bị bệnh tăng cao.
Kẽm có vai trò điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, thượng thận, giáp trạng. Đồng thời kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố để điều hòa hoạt động bên trong cũng như phản xạ linh hoạt với các tác nhân bên ngoài, giúp cơ thể thích nghi với ngoại cảnh. Vậy nên, thiếu kẽm sẽ khiến con người thiếu nhạy bén với các thay đổi của môi trường. - Kẽm đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của da, tóc, móng. Tóc xơ cứng, màu tóc ngả vàng, móng tay yếu, dễ gãy, làn da khô sạm, xuất hiện các vết bớt trắng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu kẽm.
Thiếu kẽm cũng làm giảm sự nhạy cảm của vị giác, khiến trẻ chán ăn hoặc ăn không ngon, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý ví dụ như viêm niêm mạc miệng.
Khi nào bổ sung kẽm cho bé?
Để biết khi nào cần bổ sung kẽm cho bé, ba mẹ cần chủ động quan sát, lắng nghe cơ thể của con nhỏ, nếu bé có những biểu hiện sau cần bổ sung ngay kẽm cho con trẻ.
- Rối loạn chuyển hóa: Trẻ có thể từ chối bú, mất cảm giác thèm ăn, gặp phải tình trạng táo bón nhẹ, cảm giác buồn nôn và thường xuyên nôn mửa.
- Rối loạn tâm lý và thần kinh: Trẻ thường xuyên khóc vào ban đêm, không ngủ yên, thức dậy giữa đêm, hệ thần kinh nhạy cảm, xu hướng trầm cảm, lãnh đạm, cáu kỉnh. Thiếu kẽm còn làm trẻ trở nên chậm chạp, lơ đãng, suy giảm hoạt động não bộ, chậm phát triển vận động, rối loạn khứu giác và vị giác, có ý nghĩ hoang tưởng, và đôi khi dẫn đến tình trạng bại não.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, viêm niêm mạc, viêm da, và các bệnh nhiễm trùng khác.Xuất hiện các biểu hiện như chậm phát triển chiều cao và cân nặng, trí não kém phát triển, giảm trí nhớ,…
- Suy dinh dưỡng nhẹ hoặc vừa, nôn ói thất thường, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ như không ngủ được, trằn trọc, liên tục thức giấc, ngủ ít. Đặc biệt thường gặp tình trạng tổn thương da không rõ nguyên nhân, niêm mạc, các vết thương, vết bỏng chậm lành, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông,…
- Chậm trưởng thành giới tính.
- Uể oải hoặc kỳ lạ.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân. Vị giác và khứu giác bất thường.
- Kém tập trung.
Hướng dẫn liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ
Khi nào bổ sung kẽm cho bé? Ở mỗi độ tuổi, cơ thể trẻ sẽ cần một liều lượng kẽm khác nhau, việc thiếu hoặc thừa kẽm đều mang đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Do đó, cần bổ sung kẽm cho bé theo liều lượng hợp lý.
- Giai đoạn 0 – 6 tháng: 1,1 – 6,6 mg/ngày
- Giai đoạn 7 – 11 tháng: 0,8 – 8,3 mg/ngày
- Giai đoạn 1 – 3 tuổi: 2,4 – 8,4 mg/ngày
- Giai đoạn 4 – 6 tuổi: 3,1 -10,3 mg/ngày
- Giai đoạn 7 – 9 tuổi: 3,3 – 11,3 mg/ngày
- Nam giới 10 – 18 tuổi: 5,7 – 19,2 mg/ngày
- Nữ giới 10 – 18 tuổi: 4,6 – 15,5 mg/ngày
- Nam trưởng thành: 4,2 – 9,8 mg/ngày
- Nữ trưởng thành: 3,0 – 14,0 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 3,4 – 20,0 mg/ngày
- Mẹ đang cho con bú: 5,8 – 14,4 mg/ngày
Một số thực phẩm giàu kẽm như: Tôm, sữa, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt bò,… Các loại trái cây tươi có vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi sẽ tăng cường hấp thu kẽm hiệu quả và tối ưu hơn. Đặc biệt, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm tốt và dễ hấp thu nhất.
Lưu ý khi nào bổ sung kẽm cho bé
Nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng, trước hoặc sau ăn 2 tiếng, đặc biệt tránh uống khi bụng đói vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Lưu ý với các bé mắc các bệnh về dạ dày nên uống kẽm trong khi ăn để tránh làm cơn đau thêm tồi tệ.
Nếu cần bổ sung thêm các khoáng chất khác như canxi, sắt,… Bố mẹ lưu ý không cho bé uống cùng kẽm, nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.
Nên kết hợp và hạn chế với vi chất nào?
Việc bổ sung kẽm cho trẻ 4-5 tháng tuổi nên kết hợp cùng vitamin C để nâng cao hiệu quả hấp thu. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm vitamin B6 hoặc Vitamin A. Các hoạt chất này khi kết hợp với kẽm sẽ giúp nâng cao hiệu quả cả hai. Ngoài ra trong thời gian dùng kẽm mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có gas để tránh tương tác, làm giảm hiệu quả.
Hy vọng những chia sẻ chi tiết trên giúp cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi khi nào bổ sung kẽm cho bé cũng như liều lượng thích hợp cho từng giai đoạn của trẻ, giúp bé phát triển khỏe mạnh đầy đủ các dưỡng chất.