Dinh dưỡng cho trẻ 0-6 tháng

Cho bé ăn dặm như thế nào trong lần đầu tiên? Mẹ nên cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp nào?

Khi con bước vào giai đoạn bắt đầu ăn dặm chắc hẳn các mẹ rất hoang mang lo lắng không biết cho bé ăn dặm như thế nào cũng như nên cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp nào. Vậy thì hãy khám phá ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nên làm như nào nhé. 

Nên tập cho bé ăn dặm như thế nào trong lần đầu tiên?

Lần đầu tiên cho bé ăn dặm chắc hẳn mẹ nào cũng bỡ ngỡ không biết nên tập cho bé ăn dặm như thế nào. Để việc cho ăn diễn ra suôn sẻ thì các mẹ nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước, có kinh nghiệm. Và ngoài ra không thể thiếu những món đồ cần thiết như: 

Các món đồ không thể thiếu khi mẹ cho bé tập ăn dặm

Cần chuẩn bị khi cho cho bé bắt đầu tập ăn dặm?

Bộ bàn ghế tập ăn dặm 

Để quá dễ dàng cho bé ăn cũng như giúp hình thành thói quen tốt cho bé thì mẹ nên chuẩn bị cho bé bộ bàn ghế tập ăn dặm. Mẹ hãy cho bé ngồi ngay ngắn trên ghế và cho bé ăn dặm. Nên cho bé ăn dặm đúng giờ và hạn chế cho xem tivi, ipad,điện thoại,.. để bé không bị phụ thuộc. Bên cạnh đó gia đình có thể cho bé ăn cùng để kích thích bé ăn cũng như để bé tập ăn uống và nhai kỹ thức ăn. 

Yếm ăn dặm 

Một dụng không thể thiếu khi cho bé ăn dặm là yếm ăn dặm. Bởi vì khi bé ăn sẽ không tránh khỏi bị rơi, rớt thức ăn ra ngoài. Sử dụng yếm sẽ giúp đảm bảo thức ăn không dính vào quần áo của trẻ. 

Dụng cụ chế biến và bảo quản thức ăn dặm cho bé

Để chế biến món ăn dặm cho bé thì mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ riêng để dễ dàng nấu nướng cũng như đảm bảo an toàn cho bé yêu. Mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ như là máy xay, rây lọc, nồi ủ, nồi nấu chậm,…

Lượng ăn của bé ở giai đoạn này khá là ít nên để tránh tốn thời gian, công sức thì mẹ có thể làm và chuẩn bị các dụng cụ bảo quản. Mẹ có thể xay sẵn và cho vào hộp chuyên dụng thì có thể bảo quản trong tuần cho bé dùng dần. 

Bát ăn và thìa ăn dặm 

Các mẹ nên chuẩn bị cho bé cho bát ăn và thìa ăn dặm chuyên dụng để thuận lợi hơn khi cho bé ăn. Tuy nhiên nếu không có thì mẹ có thể dùng thìa nhỏ sử dụng chất liệu mềm để tránh tổn thương đến vùng lợi của bé.

Bình tập uống cho bé

Khi bé được 6 tháng tuổi là mẹ có thể bắt đầu cho bé sử dụng cốc để tập uống. Để tránh nước bị đổ thì mẹ nên chuẩn bị cho bé một chiếc bình tập uống chuyên dụng.

Nên cho bé ăn gì trong ngày ăn dặm lần đầu tiên?

Rất nhiều mẹ quan tâm, lo lắng không biết nên cho bé ăn gì trong ngày ăn dặm lần đầu tiên. Đừng lo lắng bởi các mẹ có thể tham khảo một số món dưới đây nhé: 

Trong lần ăn dặm đầu tiền mẹ tiên ưu tiên các loại bột rau của quả tự tiên có vị ngọt thanh

– Những món bột ăn dặm có vị ngọt được nấu từ gạo, rau củ quả. Chú ý chỉ được nấu bột bằng gia vị chuyên dụng cho bé ăn dặm. 

– Các loại bột có vị mặn: Ở giai đoạn 7-9 tháng tuổi bố mẹ có thể cho bé ăn những món bột mặn và có bổ sung các thực phẩm chứa chất đạm như thịt, cá,…Bên cạnh đó mẹ có thể làm bánh flan để thực đơn thêm phong phú và để bổ sung sắt cho bé yêu. 

– Cháo ăn dặm: Từ 9 tháng tuổi trở đi là bố mẹ có thể cho bé ăn các loại cháo ăn dặm. Việc nấu nướng cũng sẽ đỡ mất thời gian, công đoạn hơn trước, các mẹ sẽ không cần xay nhuyễn thức ăn như trước. Tuy nhiên mẹ vẫn cần phải rây thức ăn để có độ thô phù hợp với bé. Có vô vàn các món cháo ăn dặm để mẹ có thể tham khảo: Cháo lươn, cháo hến, cháo sườn,…

Liều lượng tập cho bé ăn dặm ở lần đầu?

Liều lượng tập cho bé ăn dặm ở lần đầu?

Liệu lượng tập cho bé ăn dặm cũng là một điều mà các mẹ nên quan tâm. Vào ngày đầu tiên ăn dặm bé sẽ chưa quen nên mẹ chỉ nên cho bé ăn với lượng ít. Mẹ chỉ cần cho bé ăn khoảng 1 đến 2 thìa bột nhuyễn để bé làm quen, sau đó mới tăng dần lên. Tuy nhiên nếu bé hứng thú mẹ có thể cho bé ăn thêm cho đến khi bé ăn được khoảng 50 đến 100 ml một lần. 

Với những bé từ 6-7 tháng tuổi thì mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 bữa ăn dặm trên một ngày. Còn với những bạn từ 7 đến 9 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa ăn dặm/ ngày. Với những bạn từ 9 tháng tuổi trở nên thì bé cần được ăn 3 bữa/ ngày để hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. 

Nên cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm mẹ có thể lựa chọn áp dụng cho bé nhà mình

Có rất nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau để các mẹ có thể lựa chọn, cân nhắc. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp cho bé yêu.

Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu truyền thống

Đây là phương pháp được các bà các mẹ ngày xưa lựa chọn, sử dụng cho trẻ ăn dặm. Phương pháp này thì bé sẽ bắt đầu ăn dặm bằng bột xay chung với các loại thực phẩm rau củ quả, thịt, cá,..Khi bé lớn dần thì bé sẽ được chuyển sang ăn cháo, các loại thức ăn mềm. 

– Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian chế biến và phù hợp với những ai bận rộn. Đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa cũng như hấp thụ thức ăn ở trẻ. 

– Nhược điểm: Chậm khả năng ăn thực phẩm thô ở bé vì bé sẽ quen ăn thực phẩm xay nhuyễn. Có những bé dù trên 2 tuổi vẫn ăn cơm nhuyễn và ăn cơm nhá rất mất vệ sinh. Bên cạnh đó phương pháp này còn khiến trẻ dễ chán ăn, biếng ăn và kén ăn sau này vì với cách chế biến này bé khó cảm nhận được mùi vị riêng của các loại.

Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật Bản 

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ 5-6 tháng tuổi. Tỷ lệ cháo pha loãng là 1:10 và sẽ tăng dần độ thô của cháo lên theo độ tuổi của con. Với phương pháp này giúp trẻ ăn riêng được nhiều loại thức ăn từ các loại rau củ đến thịt cá với đủ 3 nhóm thực phẩm là tinh bột- vitamin và chất đạm. Bên cạnh đó mẹ cũng không phải đưa bé đi rong hay thúc ép con ăn uống. 

Ưu điểm: 

  • Giúp bé phát triển khả năng ăn thô nhanh hơn phương pháp ăn dặm truyền thống.
  • Hạn chế tình trạng chán ăn, đa dạng khẩu vị và hình thành nên những món ăn yêu thích theo khẩu vị của bé. 
  • Có lợi cho thận vì phương pháp này giúp bé quen ăn nhạt
  • Tạo môi trường thoải mái, không áp lực kích thích bé ăn tập chung và ăn được nhiều hơn. 

Nhược điểm: Mất nhiều thời gian công sức trong việc chế biến thực phẩm cũng như dạy bé cách ăn. Bởi vậy nếu chọn phương pháp này thì mẹ cần có thời gian và thu xếp thời gian biểu hợp lý.

Phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm mà bé tự quyết định ăn món gì cũng như ăn món nào trước món nào sau và ăn theo sở thích cá nhân mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn. 

Ưu điểm: 

  • Đa dạng sự lựa chọn cho bé, ngoài đồ ăn xay nhuyễn thì bé sẽ có thêm lựa chọn khác
  • Giúp bé phát triển kỹ năng, giác quan cũng như tính tự lập
  • Giảm nguy cơ béo phì
  • Giúp tăng cảm xúc trong ăn uống của trẻ

Nhược điểm: Phương pháp này khá mới ở Việt Nam nên các mẹ cần tìm hiểu kỹ và áp dụng theo đúng để mang lại hiệu quả cao nhất. Áp dụng phương pháp này có thể sẽ có bé không ăn được nhiều và chậm lớn hơn phương pháp ăn kiểu truyền thống. 

Phương pháp ăn dặm 3 trong 1

Đây là phương pháp ăn dặm kết hợp linh hoạt từ 3 phương pháp ăn dặm trên giúp bé có những trải nghiệm ăn uống vui vẻ, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Phương pháp ăn dặm 3 trong 1 giúp mẹ phát huy tối đa được những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của 3 phương pháp trên. Mẹ có thể dễ dàng tùy chỉnh thay đổi phương pháp ăn dặm cho con tùy thuộc vào tình trạng của bé.

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và ngày đầu tiên là ngày khởi đầu nên mẹ cần đặc biệt chú ý. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp hỗ trợ đắc lực cho các mẹ để các mẹ biết cho bé ăn dặm như thế nào và lựa chọn được phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho bé yêu nhé.

canxi-nuoc-Doppelherz-Calciovin-Liquid
Dinh dưỡng cho trẻ 0-6 tháng

Top 5 loại canxi dạng nước cho bé cao lớn, mạnh khoẻ

  • Tháng bảy 24, 2023
Bé trong độ tuổi lớn khôn chắc chắn không thể thiếu những sản phẩm cần thiết cho sức khoẻ như
trẻ 8 tháng có ăn được yến sào không
Dinh dưỡng cho trẻ 0-6 tháng

Trẻ 8 tháng có ăn được yến sào không? Liều lượng yến cho bé

Yến sào vốn là một món ăn bổ dưỡng, đầy đủ chất cho trẻ nhỏ. Do đó mà có nhiều